Những bước để thay lọc gió động cơ để bảo vệ ô tô
Bạn nên thay lọc gió sau mỗi 50.000 km hay mỗi năm. Nếu bạn chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, hãy thay thường xuyên hơn để động cơ luôn đủ không khí sạch.
Chiếc xe cũng cần không khí như là cần xăng vậy. Nhưng không phải ai cũng biết mức độ quan trọng của một chiếc lọc gió và cách thay thế, bảo quản chúng.
Những bước thay lọc gió động cơ để bảo vệ ô tô Những bước thay lọc gió động cơ để bảo vệ ô tô
Động cơ xe luôn cần không khí sạch và đủ để có thể đốt cháy nhiên liệu hoàn toàn. Nếu quá trình này bị cản trở bởi bụi bẩn và lọc không khí quá hạn sử dụng, động cơ xe sẽ hoạt động không hiệu quả. Hãy cùng CafeAuto tìm hiểu cách thay thế một chiếc lọc gió động cơ. Các thao tác đều khá dễ dàng và thống nhất đối với nhiều loại xe khác nhau, nên bạn có thể tự làm mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của các garage.
1. Mua lọc gió
Tùy vào dòng xe và thương liệu lọc gió bạn đang sử dụng, hãy mua một chiếc lọc gió tương tự. Bạn có thể hỏi các tiệm bán phụ tùng bằng cách cung cấp cho họ thông tin dòng xe, đời xe của mình. Nếu không tự tin, hãy nhờ một người có kinh nghiệm hơn giúp đỡ.
2. Đỗ xe an toàn
Chọn một vị trí an toàn để đỗ xe trước khi thực hiện bất kỳ công việc bảo dưỡng thay thế nào. Đó có thể là trước nhà, garage hay khoảng đất trống an toàn nào đó.
Hãy đảm bảo là xe đã tắt máy và kéo phanh tay cẩn thận. Kéo cần số ở số 1 (đối với xe số sàn) hoặc chế độ P-Park (đối với xe số tự động), sau đó thì tắt công tắc của xe.
3. Mở nắp ca pô
Trước khi thực hiện, hãy mở nắp ca pô một khoảng thời gian để xe giải tỏa nhiệt. Cố định nắp ca pô để tiến hành các bước tiếp theo.
4. Xác định vị trí lọc gió
Bộ lọc không khí thường nằm ở vị trí dễ thấy, phía trên động cơ. Ở xe cũ, các bộ chế hòa khí này thường được ẩn bên dưới các miếng che bằng nhựa hay kim loại. Ở các xe hiện đại hơn, các xe có hệ thống phun xăng điện tử tưởng có một bộ lọc gió hình vuông hay hình chữ nhật, nằm ở gần trung tâm, giữa lưới tản nhiệt và động cơ.
5. Mở nắp che lọc gió
Nới lỏng các chốt hay khớp để lấy nắp che lọc gió ra. Làm tuần tự với mỗi khớp nối và không nên quá mạnh tay để tránh các khớp này bị hỏng. Sau đó hãy cất nắp ở vị trí dễ thấy và an toàn để bạn không vô tình giẫm lên nó.
6. Lấy lọc gió
Lấy lọc gió ra khỏi hộp. Nó chính là bộ phận có hình vuông hoặc chữ nhật, được làm bằng vải cotton, giấy hay nỉ, được bao bên ngoài bằng một lớp nhựa.
7. Làm sạch
Sau khi lấy lọc gió ra khỏi hộp, hãy kiểm tra mức độ bẩn của các lớp lọc. Hãy dùng bình xịt không khí, xịt thẳng vào các lớp lọc bên trong lọc gió. Nếu nó chỉ bám bụi nhẹ, và các lớp bụi này có thể bong ra dễ dàng sau vài đường xịt khí, hãy tiếp tục làm sạch nó và tái sử dụng.
Một máy hút bụi cũng có thể sử dụng để làm sạch hết các bụi bẩn bám trên lớp vải.
Nếu lọc gió quá bẩn đến mức không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường như xịt và hút bụi. Hãy mạnh dạn thay một lọc mới để đảm bảo không khí sạch cho động cơ.
8. Lắp lọc gió
Nhẹ nhàng lắp lọc gió đã được làm sạch (hoặc một lọc gió mới) vào chỗ cũ theo đúng hình dáng ban đầu. Hãy đảm bảo là các mép lọc gió đều đã khớp với các đường viền cao su.
9. Lắp lại nắp
Sau khi lọc gió đã yên vị bên trong hộp, hãy lắp nắp của nó lại. Sau đó tuần tự chốt lại bằng các mối nối/khớp mà ta đã mở ra ở bước 5.
10. Kiểm tra
Kiểm tra xem hệ thống lọc gió có hoạt động bình thường hay không bằng cách lên ga lớn.
11. Lưu ý
Bạn nên thay lọc gió sau mỗi 50.000 km hay mỗi năm. Nếu bạn chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, hãy thay thường xuyên hơn để động cơ luôn đủ không khí sạch.
Lọc gió đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của động cơ, bạn nên kiểm tra và vệ sinh thường xuyên, khi lọc gió đã bẩn thì chúng ta nên thay mới. Đây là công việc nhanh chóng, đơn giản và không tốn kém quá nhiều.
Leave a Reply